Kỷ tử là vị thuốc trường thọ đến từ thiên nhiên, nhưng không phải ai cũng sử dụng được loại dược liệu này.
Kỷ tử giúp bổ mắt, giảm cận thị, lão thị hay mỏi mắt… Ngoài ra loại dược liệu này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sinh lý, đặc biệt là sinh lý nữ. Kỷ tử được nhiều người ưa dùng, nhất là những người có sức đề kháng kém, khả năng miễn dịch thấp hay cơ thể suy nhược.
Tuy nhiên kỷ tử có tính nóng nên khi ăn vào dễ sinh nhiệt. Việc sử dụng kỷ tử có thể tốt cho sức khoẻ, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại dược liệu này.
Người đang sốt hoặc triệu chứng viêm nhiễm
Kỷ tử có tác dụng bồi bổ, đồng thời làm ấm cơ thể. Vì vậy người cơ địa nhiệt âm, cao huyết áp hay nóng nảy, mặt hay đỏ bừng… đều không nên ăn kỷ tử, nó sẽ chỉ làm cho tình trạng xấu hơn.
Người cơ địa thể ôn hàn
Người có cơ địa thể ôn hàn thường có khả năng tiêu hoá kém, dễ bị tiêu chảy, phù nề và hay tiểu đêm. Trong khi đó kỷ tử lại có tính nóng, thường được pha uống cùng nước ấm nên sẽ khiến tình trạng này thêm tồi tệ hơn.
Ai không nên dùng kỷ tử?
Người uống thuốc tiểu đường, chống đông máu, huyết áp
Những người mắc các bệnh về tiểu đường, huyết áp hay máu chống đông nên xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng kỷ tử. Kỷ tử có thể phản ứng với các loại thuốc giúp điều trị những căn bệnh này, có thể làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể, thậm chí là gây phản ứng ngược.
Người bị tiểu đường
Kỷ tử chứa rất nhiều đường, vậy nên người bị tiểu đường sử dụng quá nhiều kỷ tử sẽ khiến mất cân bằng đường huyết.
Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn một lượng thật nhỏ dưới 5 trái kỷ tử. Với những trường hợp bị bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào thể trạng của mỗi người.
Người bị cường dương
Trong Đông Y, kỷ tử là vị thuốc có thể làm hưng phấn thần kinh và tăng cường chức năng tình dục. Vì vậy những người cường dương, nếu sử dụng kỷ tử có thể sẽ gây ra những phản ứng không tốt với cơ thể.