Chảy máu cam là vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ và khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Chảy máu cam có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thời tiết khô hanh, tổn thương niêm mạc mũi, vấn đề sức khỏe, do trẻ ngoáy mũi và đặc biệt là do thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Vậy bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì?
Nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị chảy máu cam
Trẻ thường hay bị chảy máu cam do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có 5 nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
Do thời tiết khô hanh
Chảy máu cam xảy ra nhiều hơn vào mùa đông vì thời tiết khô hanh và do nhiệt độ trong nhà và các khu vực khác nhau. Bạn cần dưỡng ẩm cho mũi giống như việc dưỡng ẩm cho da để không bị khô nẻ và chảy máu.
Thiết hụt dinh dưỡng
Thiếu hụt vitamin C, vitamin K hoặc các khoáng chất tham gia tổng hợp máu như sắt, Kali có thể dẫn đến chảy máu cam. Ngoài ra thiếu hụt dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó cần bổ sung các dưỡng chất còn thiếu càng sớm càng tốt.
Do tổn thương
Các chấn thương vùng mũi do trẻ đùa chơi quá mức, có dị vật trong mũi hoặc bệnh lý hô hấp, dị ứng khiến trẻ hắt hơi nhiều lần, xì mũi quá mạnh có thể làm vỡ mạch máu dẫn đến chảy máu cam. Các vấn đề khác như sử dụng thuốc, dùng ống thở oxy qua mũi, các khối u hiếm gặp … cũng là nguyên nhân khiến mũi bị tổn thương và bé dễ bị chảy máu cam.
Với những tổn thương này bạn cần đứa trẻ đến gặp bác sĩ để đánh giá tình trạng tổng thể vì có thể ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe khác.
Vấn đề sức khỏe
Vấn đề sức khỏe là một nguyên nhân khiến nhiều trẻ em bị chảy máu cam thường xuyên. Trẻ em bị rối loạn chảy máu hoặc các vấn đề về đông máu có thể bị chảy máu cam tự phát. Nếu trẻ có các dấu hiệu như bầm tím, hay khó đông máu khi bị chảy máu thì rất có thể bị các vấn đề về rối loạn máu. Nếu không có các dấu hiệu này thì trẻ chị bị chảy máu cam thông thường.
Do trẻ ngoáy mũi
Nhiều bé ngoáy mũi rất nhiều và khiến cho các vùng trong mũi bị tổn thương và bị chảy máu cam. Việc trẻ thường xuyên chạm tay vào mũi là điều khó tránh, những người lớn xung quanh cần giáo dục cho trẻ để không ngoáy mũi nhiều và tránh làm tổn thương mũi. Đồng thời bạn cũng nên cắt ngắn móng tay của trẻ.
Thực phẩm cần bổ sung để phòng ngừa chảy máu cam
Một nguyên nhân khiến bé dễ bị chảy máu cam là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Vậy bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì? Câu trả lời là bé thiếu các chất như vitamin C, vitamin K và các khoáng chất giúp tổng hợp máu như sắt, kali. Chính vì vậy bé cần bổ sung các thực phẩm giàu các chất này cho cơ thể.
Thực phẩm chứa vitamin C
Vitamin C giúp củng cố mạch máu của trẻ và giúp cho hệ miễn dịch của bé tốt hơn, tránh được các bệnh hô hấp và bảo vệ đường mũi tốt nhất. Bạn cần bổ sung vitamin C cho bé khoảng 75 – 90mg vitamin C mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C như:
- Ớt chuông - thực phẩm giàu vitamin C nhất.
- Các loại trái cây như ổi, cam, quýt, bưởi, dâu tây, việt quất …
Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và bổ sung các dạng viên uống bổ sung vitamin C cho trẻ nếu cần thiết.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin K
Vitamin K giúp quá trình đông máu diễn ra bình thường, đồng thời cũng giúp trẻ có thể tránh các bệnh lý về gan, mật, chứng ợ nóng … Nguồn cung cấp vitamin K chủ yếu là từ rau xanh. Bạn có thể bổ sung vitamin K cho trẻ thông qua các thực phẩm như: bông cải xanh, cải xoăn, măng tây, súp lơ, húng quế, cải bó xôi, bắp cải, …
Bổ sung sắt
Sắt là thành phần quan trọng cho quá trình tổng hợp các tế bào hồng cầu. Thiếu sắt không chỉ khiến trẻ dễ bị chảy máu cam mà còn gặp tình trạng thiếu máu và các vấn đề sức khỏe khác. Vì thế, bạn cần bổ sung sắt cho trẻ. Các thực phẩm bạn có thể sử dụng như:
- - Các loại thịt đỏ: thịt dê, thịt bò, …
- - Các loại hải sản: ngao, tôm, sò huyết, cua, …
- - Các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
Bổ sung kali
Cơ thể không sử dụng quá nhiều kali tuy nhiên với chế độ dinh dưỡng không hợp lý vẫn có thể dẫn đến tình trạng thiếu khoáng chất này. Kali tham gia vào quá trình điều chỉnh lưu thông khí huyết, vì thế khi thiếu kali trẻ có nguy cơ thiếu nước, giảm độ ẩm các mao mạch dẫn đến vỡ mạch máu trong mũi và bị chảy máu cam.
Bạn có thể bổ sung kali cho trẻ thông qua các thực phẩm như: cá, nghêu, các loại rau xanh, sữa chua, chuối, bơ, cà chua, cà rốt, …
Thực phẩm nên kiêng khi bé chảy máu cam
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm cần thiết, bạn cũng cần biết đâu là những thực phẩm nên kiêng khi bé bị chảy máu cam. Dưới đây là 3 loại thực phẩm bạn nên tránh:
Đồ ăn cay nóng
Thực phẩm đầu tiên bạn cần tránh cho trẻ ăn khi chảy máu cam là những thực phẩm chứa nhiều tiêu, ớt, mù tạt, hành … vì những thực phẩm này gây nóng trong người, làm tăng lưu lượng máu và gây kích ứng vùng chảy máu. Bạn cũng cần tránh một số loại trái cây có tính nhiệt , dễ gây nóng như nhãn, vải, xoài, mận, mít …
Thực phẩm chiên xào
Những món ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào cũng cần tránh khi bé bị chảy máu cam. Vì các thức ăn này có lượng chất béo bão hòa cao khiến hệ miễn dịch cơ thể yếu kém, khó lành vết thương. Bên cạnh đó chúng cũng chứa nhiều chất béo và lượng calo cao, gây tăng cholesterol và tăng nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch. Điều này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cam.
Ngoài ra các loại thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, … thường khiến trẻ em rất thích và không muốn ăn các món ăn khác, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Bạn nên ưu tiên sử dụng các món ăn chế biến bằng luộc, nướng, hấp … cho trẻ và chính bản thân mình.
Hạn chế các thực phẩm chiên xào khi bé bị chảy máu cam
Đồ uống kích thích
Nếu trẻ đang bị chảy máu cam, bạn cần hạn chế cho trẻ sử dụng các loại đồ uống kích thích như cà phê, nước ngọt có ga, và các đồ uống có chứa chất kích thích khác. Chất kích thích có thể gây tăng áp lực trong hệ tuần hoàn và ảnh hưởng đến quá trình đông máu, làm gia tăng nguy cơ tiếp tục chảy máu cam. Những thực phẩm này cũng có thể ảnh hưởng đến tim, mạch máu, huyết áp, và tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.
Bạn tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm rượu bia và đồ uống có cồn cho trẻ em ngay cả khi không chảy máu cam.
Lưu ý khi bé bị chảy máu cam
Thời tiết lạnh, khô hanh bạn cần chú ý giữ ẩm cho mũi của bé
Khi bé bị chảy máu cam, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Điều đầu tiên đó là bạn cần giữ bình tĩnh, không hoảng hốt để có thể xử lý. Việc bạn hoảng hốt có thể khiến bé sợ hãi và làm tình trạng chảy máu cam thêm nặng hơn.
- Chỉ sử dụng một miếng gạc sạch hoặc khăn mỏng để tạo áp lực lên nơi chảy máu, tránh nhét các vật thể vào mũi bé vì sẽ khiến bé khó thở và có nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Khi bé chảy máu cam, không dỗ cho bé ngồi yên bằng cách cho bé ăn các đồ ăn vặt. Vì khi đồ ăn ở trong miệng và cổ họng có thể làm tăng nguy cơ bị ngạt.
- Chú ý đến thời gian chảy máu cam, nếu thời gian chảy máu lâu và không có dấu hiệu dừng lại cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị.
- Chú ý đến thời tiết, khi thời tiết hanh khô bạn cần giữ ẩm cho mũi của bé.
- Bổ sung các thực phẩm giàu các khoáng chất kali, sắt, vitamin C, vitamin K cho bé.
- Thăm khám bác sĩ để biết được tình trạng chảy máu cam thường xuyên là do nguyên nhân gì. Nếu là chảy máu cam bình thường bạn chỉ cần chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho bé. Nếu là chảy máu cam do các nguyên nhân khác như rối loạn máu, máu khó đông … cần tiến hành điều trị để tránh gặp các vấn đề xấu khác.
- Chú ý đến các hoạt động và môi trường của bé nhiều hơn, bạn nên tránh các loạt đồ chơi dạng hạt, nhọn … có thể mắc trong mũi và gây tổn thương cho mũi của bé. Bạn cũng nên cắt móc tay cho bé thường xuyên và chỉ dạy bé không được ngoáy mũi nhiều.
Hạn chế các đồ uống có gas, chất kích thích cho trẻ bị chảy màu cam
Kết luận:
Chảy máu cam là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bé có thể dễ bị chảy máu cam hơn khi thời tiết khô hanh hoặc vùng niêm mạc mũi đã bị tổn thương trước đó. Khi thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin K, sắt, kali bé cũng dễ bị chảy máu cam hơn. Bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng này như rau, củ, quả, các loại thịt đỏ và cho bé kiêng những thực phẩm cay nóng, chiên xào và đồ uống kích thích.
Ngoài ra, khi bé bị chảy máu cam, phụ huynh cũng cần biết cách xử lý đúng cách để tránh gây ra hoảng hốt cho bé và tránh nhiễm trùng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng chảy máu cam ở trẻ và các lưu ý khi bé bị chảy máu cam. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!